Mác Thép Là Gì? Các Tiêu Chuẩn Mác Thép, Cách Nhận Biết
Bạn cần tìm hiểu về mác thép là gì vì muốn tìm được loại thép tốt nhất cho gia đình mình? Vậy thì hãy xem ngay bài viết này của Tôn Thép Hoàng Phúc để đưa ra được sự lựa chọn ưng ý nhé!
Mác thép là một yếu tố rất quan trọng để người mua biết được loại thép nào phù hợp và là nền móng vững chãi cho ngôi nhà của mình. Thế nhưng những khái niệm về mác thép không hề phổ biến và điều đó khiến gia chủ cũng cảm thấy khó khăn khi quyết định.
Vậy thì mác thép là gì và những điều kiện đi kèm của mác thép bao gồm những gì, hãy tìm hiểu cùng Tôn Thép Hoàng Phúc trong bài viết sau đây nhé.
Mác thép là gì?
Đây là thuật ngữ dùng trong chuyên ngành cơ khí nhằm chỉ ra cơ chế chịu lực của loại thép đó lớn hay nhỏ. Vì thép có nhiều loại khác nhau nên thị trường thép ngày nay khá cạnh tranh, nhất là thép nội địa và thép nhập khẩu.
Để lựa chọn được loại thép phù hợp cho công trình, dự án của bạn. Bạn hãy dựa vào thông số trên mác thép để đánh giá độ chịu lực của loại thép đó liệu có thích hợp hay không. Những thông số này đều được kiểm duyệt dựa theo tiêu chuẩn sử dụng (cả tiêu chuẩn trong và nước).
Để bắt đầu tìm hiểu về thép, bạn hãy tham khảo những loại thép được ưa chuộng hiện nay như: SS400, Q235, 390, CII, CIII, P20, A36, SD49, (CT51), CIII, SD295, SD390, CB300-V, CB400-V, Gr60, Grade460, CB500-V, S45C, CT3, ….
Các tiêu chuẩn mác thép
Biết được khái niệm mác thép thì chưa đủ, bạn cần tìm hiểu về các tiêu chuẩn mác thép – một yếu tố chủ chốt để để lựa chọn được loại thép ưng ý. Đây là cách giúp bạn tránh bị “tiền mất tật mang” do mua phải sản phẩm giả. Mác thép có nguồn gốc ở đâu thì sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn của nơi đó.
Mác thép theo tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1765 – 75) quy định bằng kí hiệu CT và phân theo ba nhóm chính: A, B, C.
- Nhóm A: Được kí hiệu là CTxx (xx là hai số phía sau). Nhóm này đảm bảo tính chất cơ học của thép và không cần ghi chữ A ở đầu mắc thép (Ví dụ: CT38, CT38n, CT38s có cùng σ > 38kG/mm2 hay 380MPa).
- Nhóm B: Đóng vai trò quyết định các thành phần trong thép và đảm bảo thành phần hóa học.
- Nhóm C: Thực hiện đảm bảo tính chất cơ học và thành phần hóa học.
Mác thép theo tiêu chuẩn Nhật Bản
Ngày nay, rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng thép đến từ Nhật Bản vì chất lượng của chúng rất tốt. Khi dùng thép Nhật Bản, bạn sẽ hay thấy các loại mác thép SD295, SD390, SD490, đây là những ký hiệu thể hiện giới hạn chảy hay còn là cường độ của thép.
Để dễ hình dung hơn, Tôn Thép Hoàng Phúc sẽ đưa ra một ví dụ: SD240 có nghĩa là thép có khả năng chịu lực 240N/mm2.
Mác thép theo tiêu chuẩn Nga
Cacbon càng nhiều thì độ bền càng tốt, do đó ký hiệu mác thép cũng sẽ lớn hơn. Tùy thuộc vào đặc điểm hóa học và cơ học của thép, tiêu chuẩn Nga phân loại bằng số hiệu 0-6 bên cạnh kí hiệu CT. Ngoài ra, mức 1 sẽ không cần ghi và phía trước mác thép vẫn có các ký tự A, B, C.
Sau đây là một ví dụ về mác thép Y7 mà chúng tôi muốn giới thiệu, vừa là sản phẩm có chất lượng vừa giúp bạn dễ hiểu. Y7 có 0,7% cacbon, được biết đến là thép lặng, có chất lượng và khả năng khử oxi rất tốt.
Mác thép theo tiêu chuẩn Mỹ
Vì Mỹ là một cường quốc kinh tế nên thị trường ở đây cũng rất rộng lớn và nghiêm ngặt. Tiêu chuẩn phân loại các mác thép của Mỹ có độ khó cao và tác động tới nhiều ngành công nghiệp khác.
Sau đây là hệ thống tiêu chuẩn phổ biến nhất với chất liệu kim loại:
- ASTM - American Society for Testing and Materials: Được đánh dấu theo số tròn (42, 50, 60, 65) đại diện cho độ bền tối thiểu tính theo ksi (1ksi = 1000 psi = 6,8948MPa = 0,703kG/mm2)
- SAE - Society for Automotive Engineers: Gồm 3 số, mở đầu bằng 9 và hai số còn lại dựa vào độ bền tối thiểu tính theo ksi.
Cách đọc mác thép
Nắm được các thông tin về mác thép là gì, tiêu chuẩn mác thép rồi nhưng liệu bạn có đọc được để diễn giải ký hiệu ấy ra không? Sau đây, Tôn Thép Hoàng Phúc sẽ hướng dẫn cho bạn.
Thép dạng cây tròn
Các ký hiệu trên mác thép đều được quyết định dựa trên tiêu chuẩn riêng của nơi sản xuất ra sản phẩm. Ví dụ như mác thép xây dựng thường bao gồm 2 thành phần: chữ và số (Ví dụ: SD, Grade, CB).
Các ký hiệu viết tắt đều có ý nghĩa riêng như SD là tiêu chuẩn Nhật Bản với S đại diện cho Steel và D đại diện cho Deform. Việt Nam đánh dấu là CB, trong đó C là cấp độ bền, Mỹ và Châu Âu thì ký hiệu là Grade (loại). Và những chữ số phía sau đều có điểm chung là đại diện cho khả năng chịu lực của thép.
Nhà sản xuất thường in trên cây thép các kí hiệu như SD390, CB300, Grade 60. Tuy nhiên, nếu bạn làm công trình lớn và có nhu cầu mua sỉ từ nhà máy thì sẽ có tem đính kèm với đầy đủ thông tin về mác thép.
Thép tấm, thép hình và thép hộp
Ba loại này thường có mã SS400, Q235, Q235A, Q235B, Q345, Q345B, nhưng mã không được in luôn lên cây thép mà phải có giấy tờ hoặc đi thí nghiệm thì ta mới biết được mác thép của chúng
Thép hộp đang được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước nên nhu cầu tìm mua loại thép này ngày càng tăng. Lợi dụng tình trạng này, nhiều tên gian thương đã buôn bán loại kém chất lượng cho người thiếu hiểu biết về thép. Vậy thì ghi nhớ mác thép chính là một bí quyết giúp bạn tránh được việc này đấy.
Cách nhận biết mác thép xây dựng phổ biến
Để nhận biết được mác thép xây dựng phố biến, bạn cần chú ý những điều sau:
Mác thép Việt Nhật
Nổi tiếng với chất lượng và uy tín hàng đầu thị trường, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng thép đến từ Việt Nhật. Điểm đặc trưng của nhãn hiệu này là logo bông mai và mác thép xây dựng gồm d10 đến d51.
Mác thép Miền Nam
Các kí hiệu trên cây thép thanh vằn chữ v, loại phi 6 và phi 8 đều được in nổi. Hãy chú ý đến dòng chữ nổi VNSTEEL, chữ số thể hiện đường kính và mác thép, khoảng cách cỡ 1 – 1,2m tùy theo đường kính. Còn đối với loại thép góc đều cạnh, chữ v trên thanh in nổi với khoảng 1,2 – 1,4m.
Mác thép Pomina
Với công nghệ đến Nhật Bản, chất lượng thép của Pomina đã có vị trí vững chắc trên thị trường nhiều năm nay. Mác thép của Pomina bao gồm: CB300V, CB400V, CB500V.
Các tiêu chuẩn quy định của Pomina chỉ dùng cho thép thanh vằn, đôi lúc là thanh vằn loại cuộn và loại được nắn thẳng. Chúng được ứng dụng nhiều nhất trong các công trình xây dựng, đô thị hoặc giao thông đường xá.
Mác thép Hòa Phát
Nổi danh trong giới sản xuất thép thì bên cạnh mác thép, Hòa Phát đã đánh dấu nhãn hiệu của mình bằng logo ba hình tam giác chụm lại với chữ Hoa Phat trên thân cây thép.
Cách lựa chọn mác thép cho từng công trình
Thép có thể nói là một lĩnh vực khá khô khan đối với người bình thường không hứng thú với các công trình xây dựng. Do đó, nhiều người tiêu dùng sẽ không rõ mác thép là gì, có những loại nào và làm sao để phân biệt.
Dù vậy, các gia chủ, chủ đầu tư hãy thử tìm hiểu về mác thép qua bài viết này để có thể tối ưu chi phí và có được sản phẩm chất lượng cho công trình của mình. Hãy tham khảo vài gợi ý dưới đây của chúng tôi nhé
- Công trình 7 tầng trở xuống: Mác thép CB300 hoặc SD925 sẽ phù hợp với công trình.
- Công trình 7 tầng trở lên: Vì tính chất dự án yêu cầu khả năng chịu lực lớn và để duy trì độ an toàn và vững chắc. Bạn hãy sử dụng loại CB400 hay SD390. Còn nếu là những công trình to như cao ốc thì hãy sử dụng mác CB500 hay SD490 để đảm bảo hơn nhé.
XEM THÊM: Vì Kèo Là Gì? Có Những Loại Vì Kèo Nào? [ Giải Đáp ]
Tôn Thép Hoàng Phúc đã chia sẻ những khái niệm mác thép là gì cũng như những thông tin cần thiết (phân loại, tiêu chuẩn,…) ở trên và chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ có ích với bạn. Mọi đóng góp ý kiến và cần hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua 0919077799 - 091788802
Tôn màu là gì? Tính chất và đặ điểm nổi bật của tôn màu? Ứng dụng của tôn màu như thế nào? Có bao nhiêu loại tôn màu trên thị trường? XEM NGAY.
Tôn lạnh là gì? Cấu tạo ra sao? Có bao nhiêu loại tôn lạnh được sử dụng trên thị trường? Quy trình sản xuất tôn lạnh mà bạn cần biết. XEM NGAY.
Thép gió là gì? Có bao nhiêu loại thép gió được sử dụng trong thị trường? Cấu tạo thép gió thế nào? Một số lưu ý lựa chọn thép gió cần biết. XEM NGAY.
Thép CT3 là gì, có bao nhiêu loại? Ứng dụng nổi bật của loại thép này như thế nào? Những tiêu chuẩn chất lượng của thép CT3 mà bạn cần biết. XEM NGAY.
Thép cấu tạo là gì? Có mấy loại và có những đặc điểm nổi bật như thế nào? Quy định của thép cấu tạo khi sản xuất bê tông cốt thép ra sao? XEM NGAY.
Thép đen là gì? Ứng dụng của loại thép này như thế nào? Cách phân biệt thép đen với mạ kẽm chính xác nhất mà bạn nên tham khảo. XEM NGAY.
Thép hợp kim là gì? Tính chất và đặc điểm như thế nào? Ứng dụng và cách phân biệt thép hợp kim chính xác nhất mà bạn nên biết. XEM NGAY.
Thép không gỉ là gì? Có bao nhiêu loại thép không gỉ? Loại thép không gỉ nào được sử dụng phổ biến trên thị trường? Ưu điểm là gì? XEM NGAY.
Phôi thép là gì có những đặc điểm gì? Có bao nhiêu loại phôi thép được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Ứng dụng của phôi thép như thế nào? XEM NGAY.